Hiện nay, tình trạng tranh chấp đất đai cho dù có sổ đỏ không phải là điều hiếm gặp. Trong trường hợp này, luật pháp Việt Nam đã có quy định cụ thể để giải quyết tranh chấp đất đai. Cùng Luật Hoàng Nguyễn tìm hiểu rõ hơn về cách giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ.
Mục lục
Đất có sổ đỏ có xảy ra tranh chấp không?
Căn cứ theo khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013, sổ đỏ là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất”. Theo quy định được nêu trong khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.
Thực tế trong quá trình sử dụng đất, cho dù đã có sổ đỏ thì vẫn có thể xảy ra tranh chấp ở môi số trường hợp cụ thể. Một số lý do khiến đất có sổ đỏ nhưng vẫn xảy ra mâu thuẫn giữa các bên như trong quá trình chuyển nhượng có nhầm lẫn, tặng hay thừa kế quyền sử dụng đất, sai sót khi đo đạc diện tích đất,…
Đất có sổ đỏ hoàn toàn có thể xảy ra tranh chấp
Cách giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ mới nhất 2024
Khi xảy ra mâu thuẫn đất đai có sổ đỏ, luật pháp đã có quy định rõ về cách giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ:
Các bên tự hòa giải tranh chấp đất có sổ đỏ
Tại Khoản 1 Điều 202 Luật Đất đai 2013 đã có quy định: “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”. Theo đó, luật pháp hướng đến việc các bên có mâu thuẫn tự hòa giải hoặc thông qua giải quyết tranh chấp bằng hòa giải cơ sở. Kết quả khắc phục tranh chấp phụ thuộc trực tiếp vào thiện chí của các bên liên quan.
Tuy nhiên, trong trường hợp đã giải quyết hòa giải nhưng các bên không có được sự đồng thuận thì cần hòa giải tiếp qua UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất theo. Điều này đã quy định của trong Luật Đất đai 2013: “Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”.
Bên cạnh đó, ở Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, trường hợp có tranh chấp về quyền sử dụng đất nhưng chưa giải quyết triệt để qua Ủy ban nhân dân của xã, phường, thị trấn tại nơi có đất tranh chấp thì xác định người có quyền sử dụng đất không đủ điều kiện để đệ đơn khởi kiện. Lúc này, Thẩm phán sẽ trả lại đơn kiện theo đúng điểm b của khoản 1 của Điều 192 trong Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Một số tranh chấp khác có liên quan đến quyền sử dụng đất như thực hiện các giao dịch về vấn đề sử dụng đất, thừa kế đất hay chia tài sản chung của vợ chồng,… thì sẽ tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Nếu hòa giải không thành công thì tranh chấp sẽ kết thúc. Ngược lại, khi không đạt được sự đồng thuận thì sẽ giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ theo luật áp dụng với từng trường hợp khác nhau.
Các bên tự hòa giải trước khi khởi kiện ở tòa án
Có thể bạn quan tâm:
- chuyển quyền thừa kế cho người khác
- đất nông nghiệp có được xây nhà không
- đất nông nghiệp lên thổ cư
Khởi kiện tại tòa án nhân dân
Khi đã thực hiện hòa giải đất đai có sổ đỏ nhưng không đạt thành công, các bên có quyền lựa chọn giải pháp khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp. Căn cứ khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013, người khởi kiện được phép nộp đơn kiện nếu có Giấy chứng nhận hoặc bất kỳ loại giấy tờ nào khác được quy định bởi Luật Đất đai 2013.
Tòa án sẽ tiếp nhận đơn kiện và xem xét tính hợp lệ từ các bên liên quan. Sau đó, tòa án có nhiệm vụ thụ lý giải quyết vụ án và bắt đầu hòa giải để các bên tìm được tiếng nói chung trong việc khắc phục mâu thuẫn liên quan đến quyền sử dụng đất. Toàn bộ quá trình hòa giải sẽ do tòa án chủ trì và tiến hành bắt buộc.
Trường hợp hòa giải thành công thì tòa án sẽ lập biên bản hòa giải và sau 7 ngày nếu các bên liên quan không thay đổi ý kiến thì việc tranh chấp đất đai sẽ kết thúc.
Trường hợp hòa giải không thành công thì tòa án sẽ đưa vụ việc ra xét xử. Trong thời gian xét xử, các bên liên quan có thể thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất. Nếu vẫn không sau khi có phán quyết của tòa án và 1 trong các bên không đồng ý với kết quả thì có thể kháng cáo theo trình tự phúc thẩm.
Khi hòa giải không thành công khi có quyền khởi kiện
Án phí, lệ phí giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ bao nhiêu?
Căn cứ vào mục 1 Mục II Phần A Danh mục án phí, lệ phí ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, mức án phí sơ thẩm khi giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ như sau:
- Từ 6.000.000 đồng trở xuống, mức án phí phải nộp cho Tòa là 300.000 đồng.
- Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng, mức án phí là 5% giá trị tài sản có tranh chấp.
- Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng, mức án phí là 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.
- Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng, mức án phí là 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng.
- Tài sản trị giá từ 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng, mức án phí phải nộp là 72.000.000.000.000 đồng thì mức án phí là 112.000.000 đồng + 0.1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.
Người khởi kiện, yêu cầu phản tố phải đóng tạm ứng án phí theo giá trị tài sản tranh chấp. Mức án phí ứng tạm với tranh chấp đất đai có giá ngạch bằng 50% mức án phí tính theo giá trị tài sản có tranh chấp.
Trên đây là các thông tin chi tiết về cách giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ. Bên cạnh đó, bài viết cũng chia sẻ đến bạn mức lệ phí liên quan đối với từng mức giá trị tài sản cụ thể. Nếu vẫn còn thắc mắc liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai hoặc làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hãy liên hệ ngay Luật Hoàng Nguyễn để được tư vấn rõ hơn.
Xem thêm:
Mọi thông tin cần tư vấn, Quý khách vui lòng liên hệ
- Công ty TNHH Luật Hoàng Nguyễn
- Hotline: 09464 99998
- Zalo: 09464 99998
- Email: info@luathoangnguyen.vn
- Trụ sở: Số 52 Vĩnh Phúc, Quận Ba Đình, Hà Nội