Dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp có vi phạm không?

Dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp là nhu cầu của nhiều người sở hữu đất; tuy nhiên nếu không tìm hiểu kỹ thì có khả năng sẽ vi phạm quy định về sử dụng đất. Trong bài viết này, Luật Hoàng Nguyễn sẽ giải đáp dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp có vi phạm không, cùng những quy định xoay quanh vấn đề này.

Hiểu rõ về đất nông nghiệp theo quy định

Đất nông nghiệp được hiểu là loại đất sử dụng cho mục đích canh tác, trồng trọt, và chăn nuôi. Hiện nay pháp luật chưa có định nghĩa cụ thể về đất nông nghiệp, tuy nhiên đã có cách phân chia các loại đất nông nghiệp dựa trên mục đích sử dụng.

Căn cứ Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, nhóm đất nông nghiệp gồm các loại sau đây:

  • Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

  • Đất trồng cây lâu năm;

  •  Đất rừng sản xuất;

  •  Đất rừng phòng hộ;

  •  Đất rừng đặc dụng;

  •  Đất nuôi trồng thủy sản;

  •  Đất làm muối;

  •  Đất nông nghiệp khác.

Trong đó, đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi… được pháp luật cho phép. Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phục vụ cho mục đích học tập, nghiên cứu, thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và trồng hoa, cây cảnh đều được coi là đất nông nghiệp.

Mục đích sử dụng đất thường được ghi rõ trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Căn cứ Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013, người sở hữu đất cần tuân thủ quy định sử dụng đất đúng mục đích.

dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp phục vụ mục đích trồng trọt, canh tác, chăn nuôi…

Dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp có vi phạm không?

Từ những quy định trên có thể thấy, dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp nếu nhằm hỗ trợ công việc trồng trọt, chăn nuôi,… phục vụ phát triển nông nghiệp thì vẫn được tính là sử dụng đất đúng mục đích, do đó không vi phạm pháp luật.

Nếu dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp nhằm các mục đích không liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, như kinh doanh thương mại, là đang tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đây là hành vi không được phép và sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp
Được phép dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt trên đất nông nghiệp.

Có thể bạn quan tâm:

Dựng nhà tôn sai mục đích trên đất nông nghiệp bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CPdựng nhà tôn trên đất nông nghiệp, hay chính là hành vi chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp khi chưa được sự cho phép, sẽ bị phạt tiền. Mức phạt tùy thuộc vào loại đất nông nghiệp bị chuyển đổi trái phép, diện tích đất chuyển đổi, khu vực nông thôn hay thành thị, cụ thể như sau:

Mức tiền phạt khu vực nông thôn:

Loại đất bị chuyển đổi trái phép

Đất trồng lúa

Đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, 

Đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác

Diện tích chuyển đổi trái phép

Dưới 0,01 héc ta

3-5 triệu đồng

3-5 triệu đồng

3-5 triệu đồng

Từ 0,01 đến dưới 0,02 héc ta

5-10 triệu đồng

Từ 0,02 đến dưới 0,05 héc ta

10-15 triệu đồng

5-10 triệu đồng

5-8 triệu đồng

Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta

15-30 triệu đồng

10-15 triệu đồng

8-15 triệu đồng

Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta

30-50 triệu đồng

15-30 triệu đồng

15-30 triệu đồng

Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta

50-80 triệu đồng

30-50 triệu đồng

30-50 triệu đồng

Từ 01 đến dưới 03 héc ta

80-120 triệu đồng

50-100 triệu đồng

Từ 03 héc ta trở lên.

120-250 triệu đồng

100-200 triệu đồng

Từ 01 đến dưới 05 héc ta

50-100 triệu đồng

Từ 05 héc ta trở lên

100-250 triệu đồng

Mức tiền phạt khu vực thành thị

Trường hợp chuyển đổi trái phép đất nông nghiệp diễn ra tại khu vực thành thị thì từng mức phạt đều tăng 02 lần so với mức phạt tương ứng tại khu vực nông thôn.

Biện pháp khắc phục hậu quả

Người sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích còn bị buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, căn cứ Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, bao gồm

  • Khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước vi phạm.

  • Đăng ký đất đai theo quy định (nếu đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất).

  • Nộp lại số lợi bất hợp pháp có được nhờ hành vi vi phạm.

dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp
Dựng nhà tôn sai mục đích trên đất nông nghiệp sẽ bị xử lý vi phạm.

Cách để dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp mà không vi phạm pháp luật

Trên đất nông nghiệp, người dân chỉ được phép dựng nhà tôn phục vụ cho công việc liên quan trực tiếp tới nông nghiệp. Đối với các mục đích sử dụng khác, như kinh doanh, làm nhà ở… cần tiến hành đăng ký chuyển đổi mục đích sử dụng đất để không bị xử lý vi phạm.

Trên đây là lời giải đáp của Luật Hoàng Nguyễn cho câu hỏi dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp có vi phạm không. Nếu bạn cần hỗ trợ các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai hoặc các vấn đề khác, hãy liên hệ hotline 0946499998 để được tư vấn.

Xem thêm:

Mọi thông tin cần tư vấn, Quý khách vui lòng liên hệ

  • Công ty TNHH Luật Hoàng Nguyễn
  • Hotline: 09464 99998
  • Zalo: 09464 99998
  • Email: info@luathoangnguyen.vn
  • Trụ sở: Số 52 Vĩnh Phúc, Quận Ba Đình, Hà Nội